Đánh Giá

Brake Light là gì công dụng và chức năng của nó như thế nào? Đây cũng là vấn đề được người lái xe ô tô hay người quan tâm đến thiết bị trong ô tô quan tâm, tìm hiểu khá nhiều. Để mọi người hiểu rõ hơn về loại thiết bị này, biết cách sử dụng nó trong các tình huống phù hợp, hãy cùng chúng tôi theo dõi thông tin bên dưới nhé.

Giải đáp ngay Brake Light là gì công dụng và chức năng của bộ phận này như thế nào?

Brake Light chính là đèn phanh đây là một thuật ngữ được ghép giữa hai từ brake là phanh hoặc thắng, light là đèn hoặc ánh sáng. Thông thường đèn phanh có màu đỏ rất bắt mắt và nó sáng lên khi người lái xe đạp phanh.

Bộ phận đèn phanh này được lắp đặt ở hai bên đuôi xe kết hợp với đèn xi nhan có màu vàng. Thiết bị Brake light thường sử dụng để thông báo tín hiệu cho các phương tiện khác đang lưu thông phía sau để biết được xe đang giảm tốc độ và phòng ngừa tai nạn va chạm xảy ra.

giới thiệu đèn phanh xe ô tô và công dụng

Đèn phanh là một bộ phận có chức năng khá quan trọng trên ô tô do đó nếu đèn phanh bị hư hỏng, trục trặc khi đang lưu thông trên đường thì vô cùng nguy hiểm. Vì vậy người lái xe cần phải kiểm tra và bảo trì đèn phanh thường xuyên để đảm bảo an toàn khi cầm lái.

Như vậy đến đây chắc hẳn bạn đọc đã biết được brake light là gì công dụng và chức năng của nó trong ô tô là gì rồi phải không nào. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin dưới đây để hiểu rõ cơ chế hoạt động và cách sử dụng đèn phanh nhé.

Thiết bị Break Light hoạt động khi nào?

Hiện nay ở hầu hết phương tiện ô tô con đều sử dụng hệ thống phanh thủy lực hay thiết bị phanh dầu. Khi thực hiện thao tác phanh xe, người tài xế tác dụng lực vào bàn đạp phanh, thông qua cơ cấu dẫn động sẽ tác động lên hệ thống piston khí nén di chuyển trong xylanh.

Thiết bị phanh chính đẩy dầu vào hệ thống các ống dẫn, sau đó đi đến xilanh của bánh xe. Với tác dụng lực sinh ra vì áp suất dầu phanh trong hệ thống tác động lên các piston, phần xylanh bánh xe sẽ bị đẩy ra ngoài theo chiều mũi tên. Như thế sẽ tác dụng lên cơ cấu phanh (phanh đĩa hay phanh tang trống) để thực hiện giảm tốc độ hoặc sẽ dừng xe hẳn.

Khi thả phanh, người tài xế thôi tác dụng vào bàn đạp phanh. Với tác dụng của cơ cấu lò xo hồi vị ở các bánh xe hay cần điều khiển xylanh của phanh sẽ ép piston xylanh của phanh bánh xe lại. Đồng thời đẩy dầu ngược về xylanh chính như thời gian đầu. Khi đó thiết bị phanh sẽ được nhả ra không còn tác dụng hãm hay dừng xe hẳn.

Khi áp lực phanh lên các xylanh bị mất hay lượng dầu chứa trong phần bình chứa khá ít thì cảm biến sẽ truyền tín hiệu về ECU. Tiếp theo ECU sẽ có tác dụng điều khiển đến đèn cảnh báo phanh để thông báo.

Một số điều cần lưu ý về Brake light:

Ngoài ra thiết bị Brake Light cũng sáng lên khi xe gặp các sự cố. Nếu 1 mạch thủy lực bên trong xe dẫn động cầu trước hay xe dẫn động cầu sau bị áp lực của dầu phanh, mạch còn lại sẽ đảm nhận vai trò hỗ trợ cho việc giảm tốc độ. Tiếp theo công tác áp suất dầu được lắp trên bộ phận xylanh chính hoặc trên đường ống phía sau thiết bị xylanh chính.

Khi xảy ra hiện tượng rò rỉ xảy ra trên một hay trong 2 mạch thì phần công tắc này sẽ cảnh báo phanh sáng.

Với xe dẫn động cầu trước: gồm có 2 mạch thủy lực (một mạch áp dụng cho các cụm phanh trước và mạch còn lại sử dụng cụm phanh sau).

Xe dẫn động cầu sau có trang bị một mạch sử dụng cho cụm phanh trước ở bên trái và phía sau bên phải. Mạch còn lại sẽ áp dụng cho hệ thống cụm phanh trước bên phải và ở sau bên trái.

Đến thời điểm hiện tại, trên dòng xe mới hiện đại hầu hết đều được nhà sản xuất trang bị hệ thống chống nó bó cứng phanh (ABS). Hệ thống này được lắp đặt đèn cảnh báo riêng biệt và đèn chỉ sáng khi người lái bật chìa khóa và lúc đang khởi động phần động cơ, trong tình huống khác đèn sẽ tắt. Do đó khi xe hoạt động mà đèn vẫn còn sáng điều đó có nghĩa là hệ thống ABS bị hỏng. Khi đó tài xế phải bảo hành và sửa chữa hệ thống này ngay.

Tư vấn cách kiểm tra đèn pha có hoạt động hay không:

Để kiểm tra đèn phanh có đang hoạt động hay không, tài xế có thể nhờ một người khác quan sát xem đèn có sáng khi mình đạp phanh hay không.

Với trường hợp người lái xe chỉ có một mình thì có thể sử dụng cán chổi để giữ chân phanh luôn cứng và sau đó bạn hãy xuống xe quan sát hoạt động của brake light.

Ngoài ra tài xế cũng có thể xoay đèn phanh vào bức tường để đèn phản chiếu lại ánh sáng. Khi đèn phanh gặp sự cố bất thường, bạn nên đến trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa uy tín để bảo trì hoặc thay mới khi thấy cần thiết.

Trên là những kiến thức chúng tôi tổng hợp được từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Qua đó hy vọng trong bài viết đã giúp người đọc cập nhật thêm nguồn kiến thức hữu ích về Brake Light là gì công dụng và chức năng của bộ phận này. Khi đã trang bị được kiến thức bạn sẽ biết cách sử dụng chính xác, an toàn trong quá trình cầm lái xe ô tô.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *